Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

10 cấu trúc câu trong tiếng anh thường gặp nhất


Nguồn: Internet
1. Cấu trúc: S + V + (not) enough + noun + (for sb) to do st = (không) đủ cái gì để (cho ai) làm gì. (He doesn’t have enough qualification to work here). 2. Cấu trúc: S + V + (not) adj/adv + enough + (for sb) to do st = cái gì đó (không) đủ để (cho ai) làm gì. (He doesn’t study hard enough to pass the exam). 3. Cấu trúc: S + V + too + adj/adv + (for sb) to do st = cái gì quá đến nổi làm sao để cho ai đấy làm gì. (He ran too fast for me to catch up with). 4. Cấu trúc: Clause + so that + clause = để mà (He studied very hard so that he could pas the test). 5. Cấu trúc: S + V + so + adj/adv + that S + V = cái gì đó quá làm sao đến nỗi mà … (The film was so boring that he fell asleep in the middle of it). 6. Cấu trúc: It + V + such + [a(n)] adj noun + that S +V = cái gì đó quá làm sao đến nỗi mà (It was such a borring film that he fell asleep in the middle of it) 10 cấu trúc câu trong tiếng anh thường gặp nhất 7. Cấu trúc: If + S + present simple + S +will/can/may + V simple :câu điều kiện loại 1 = điều kiện có thật ở tương lai ( If you lie in the sun too long, you will get sunburnt). 8. Cấu trúc: If + S + past simple + S + would + V simple: Câu điều kiện loại 2 = miêu tả cái không có thực hoặc tưởng tượng ra (If I won the competition, I would spend it all). 9. Cấu trúc: If + S + past perfect + S + would + have past participle:câu điều kiện loại 3 = miêu tả cái không xảy ra hoặc tưởng tượng xảy ra trong quá khứ (If I’d worked harder, I would have passed the exam) 10. Cấu trúc: Unless + positive = If… not = trừ phi, nếu không (You will be late unless you start at one) Một số cấu trúc câu tiếng anh thường gặp trong giao tiếp Nếu đã “sợ” những cấu trúc tiếng Anh dài ngoằng và phức tạp, bạn hãy tham khảo thêm 10 cấu trúc tiếng Anh cơ bản nhưng được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày đấy. 1.To suggest someone (should) do something: Gợi ý ai làm gì. Ví dụ: I suggested she (should) buy this house. Tôi gợi ý cô ấy mua căn nhà này. 2. To suggest doing something: Gợi ý làm việc gì. Ví dụ: I suggested going for a walk. Tôi gợi ý đi dạo. 3. Try to V-nguyên mẫu: Cố gắng làm việc gì. Ví dụ: I tried to open the window. Tôi đã cố gắng mở cửa sổ. 4. Try doing something: Thử làm việc gì. Ví dụ: I tried that recipe you gave me last night. Tôi đã thử làm theo công thức bạn đưa tôi tối qua. 5. To need V_ ing: Cần được làm gì. Ví dụ: This car needs repairing. Chiếc ôtô này cần được sửa chữa. 6. To remember V_ing: Nhớ đã làm gì. Ví dụ: I remember seeing this film. Tôi nhớ đã xem phim này rồi. 7. To remember to do: Nhớ (để) làm việc gì. Ví dụ: Remember to do your homework. Nhớ làm bài tập về nhà nha. 8. To be busy V_ing for something: Bận rộn làm gì. Ví dụ: We are busy preparing for our exam. Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi. 9. To mind doing something (for someone): Có phiền làm gì/ Có sẵn lòng làm gì (cho ai) Ví dụ: Do/ Would you mind closing the door for me? Bạn có thể đóng cửa giúp tôi không? 10. To be used to doing something: Quen với việc gì. VD: We are used to getting up early. Chúng tôi đã quen dậy sớm rồi Hướng dẫn cách làm bài tập viết lại câu dựa trên các cấu trúc tiếng anh thường gặp Trong các đề thi đại học thường có bài viết lại câu nằm trong phần tự luận và thường yêu câu học sinh vận dụng các cấu trúc tiếng anh thường gặp trong đề thi đại học để hoàn thành 5 câu trong một thời gian ngắn. Dưới đây là 4 bước đơn giản để giúp học sinh làm bài thi này một cách đơn giản và ít tốn thời gian nhất. Bước 1: Đọc kỹ câu cho trước và cố gắng hiểu trọn vẹn ý của câu đó. Chú ý đến những từ khóa, S &V, và cấu trúc được sử dụng ở câu gốc. Bước 2: Chú ý những từ cho trước. Đưa ra ý tưởng viết lại câu sử dụng cách khác, cấu trúc khác mà vẫn giữ được ý nguyên vẹn của câu cho trước. Bước 3: Viết câu mới. Chú ý đến: Chủ ngữ và động từ mới, thì của câu mới, chú ý sự thay đổi của các cụm từ tương ứng (như although- despite, adj-adv, if- unless…) Bước 4: Đọc và kiểm tra lỗi, có thêm chỉnh sửa nếu cần. Ví dụ: Would you like to come to my 18th birthday party” he asked me. –> He invited.……………………………………………………… Bước 1: Đọc kỹ câu cho trước: “Would you like to come to my 18th birthday party” he asked me.(Bạn có muốn tới dự bữa tiệc sinh nhật lần thứ 18 của tôi không?” anh ấy hỏi tôi. Nhận dạng câu cho trước là câu trực tiếp qua dấu “ …” (sẽ rất có thể được chuyển sang câu gián tiếp) - ý của câu thể hiện lời mời. Bước 2: Từ cho trước: He invited …( Anh ấy mời..) Định hình cấu trúc thể hiện lời mời tương ứng: invite Sb to do Sth Bước 3: Tiến hành viết He invited me to come to his 18th birthday party. Bước 4: Đọc lại xem có cần chỉnh sửa gì không.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét